Contents
Lưu ý về chế độ ăn cho người tiểu đường
Để duy trì lượng đường trong máu cân bằng không cần thiết bạn phải giữ chế độ ăn kiêng và tập luyện quá sức. Bạn chỉ cần một thực đơn khoa học và hợp lý là có thể kiểm soát hoàn toàn tình trạng của mình. Dưới đây là một số điều người bệnh cần đặc biệt chú ý:
Ăn đa dạng thức ăn nhưng ăn không quá nhiều
Nên ăn uống đa dạng các món ăn và phối hợp một chúng một cách có khoa học để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể. Thực đơn của bạn nên kết hợp đầy đủ protein và vitamin có trong thịt, rau. Đồng thời, nên thay đổi món ăn để giúp ngon miệng và cung cấp đủ chất cho cơ thể hơn.
Lưu ý, bạn cũng không nên ăn quá nhiều. Một lượng thức ăn đủ vừa phải và khoa học sẽ tạo nên các dưỡng chất cần thiết, giúp điều hòa lượng đường huyết trong cơ thể.
Ăn nhiều rau xanh và hoa quả nhiều chất xơ
Các loại rau củ mang nhiều vitamin và khoáng chất giúp điều hòa cơ thể, tăng tuần hoàn máu. Đặc biệt, ăn các rau củ có nhiều chất xơ sẽ giúp tiêu hóa tốt, cải thiện lượng đường huyết. Phải kể đến như súp lơ, ớt chuông rau má, xà lạc, dưa chuột,… và quả thanh mát.
Có một vài loại quả mọng không nên ăn quá nhiều vì sẽ gây tăng lượng đường huyết trong cơ thể, làm ảnh hưởng đến tim mạch như vải, nhãn, mít, chuối,…
Không nên loại bỏ hoàn toàn tinh bột
Tinh bột là một dưỡng chất không thể thiếu trong các bữa ăn, có vai trò quan trọng giúp tái tạo các dây thần kinh trung ương và phát triển não bộ. Vì vậy không nên cắt giảm hoàn toàn tinh bột mà thay vào đó bạn có thể đổi sang các loại thực phẩm dinh dưỡng khác như: các loại ngũ cốc hạt, gạo lứt và bánh mì nguyên cám,…
Cắt bỏ tinh bột hoàn toàn trong một chế độ ăn có thể giúp bạn cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh lý tiểu đường. Tuy nhiên, về sức khỏe tổng quát lại không hề có lợi. Cải thiện tình trạng bệnh theo một lộ trình sẽ có lợi hơn cho sức khỏe so với các cách làm cực đoan.
Thực đơn cho người tiểu đường
Với một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng bệnh tiểu đường, điều hòa được lượng đường huyết, tăng cường dưỡng chất cho cơ thể. Sau đây sẽ là một vài thực đơn mà CITYGYM muốn chia sẻ với bạn, mong sẽ cải thiện được bữa ăn và cũng giúp bạn có những bữa ăn phong phú gia tăng khẩu vị.
Thực đơn 1:
-
Bữa sáng: 1 bát cháo đậu xanh.
-
Bữa trưa: 1 bát cơm, canh rau cải thịt băm, cá rán, hoa quả.
-
Bữa tối: 2 củ khoai lang, đậu bắp xào, tôm nõn hấp, hoa quả.
Thực đơn 2:
-
Bữa sáng: Salad ức gà, 1 trứng luộc, hoa quả.
-
Bữa trưa: 1 bát cơm, canh rau ngót, trứng xào cà chua, cá kho, hoa quả.
-
Bữa tối: 1 bát bún, hoa quả.
Thực đơn 3:
-
Bữa sáng: Bánh sandwich, 1 cốc sữa, hoa quả.
-
Bữa trưa: 1 bát cơm, đậu hũ nhồi thịt, canh bí đỏ, trứng cuộn, trái cây.
-
Bữa tối: 1 bát con, canh cải xoong nấu tôm, thịt luộc, trái cây.
Kết luận
Bệnh tiểu đường là loại bệnh mãn tính chỉ có thể kiểm soát và làm giảm các triệu chứng cơ bản. Bởi vậy, ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý sẽ mang lại hiệu quả nhất định trong việc cải thiện thể trạng của người bệnh.
CITIGYM không chỉ cung cấp cho các bạn những kiến thức về sắc đẹp, các bài luyện tập khoa học, mà còn mang đến điều cần thiết về các bệnh lý theo căn cứ khoa học. Đến với chúng tôi, bạn sẽ nhận được những lời tư vấn hữu ích nhất, dù chỉ thay đổi một chút trong chế độ sinh hoạt cũng giúp cải thiện sức khỏe trông thấy.
🎯 Top1Go : LINK ĐẾN BÀI VIẾT GỐC